Từ năm 2020, 3 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Bình Định đã làm tờ trình chung, đề xuất Thủ tướng xem xét triển khai làm cao tốc Pleiku – Quy Nhơn, chiều dài 160 km, với 4 làn xe, chạy song song với Quốc lộ 19 hiện hữu, kinh phí dự kiến 56.000 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách, vốn vay ODA và thu hút.
Gia Lai có tiềm năng lớn để phát triển nhanh và bền vững nhưng lại tồn tại nhiều nhiều hạn chế, trong đó hạ tầng giao thông hạn chế là điểm nghẽn mấu chốt khiến tỉnh chưa phát triển. Đây là một trong những nội dung quan trọng được tỉnh trình bày trong sáng 22/5, khi Thủ tướng Chính phủ có buổi làm việc với hệ thống chính trị tỉnh Gia Lai. Theo đó, Gia Lai kiến nghị Thủ tướng và các bộ, ngành xem xét, hỗ trợ tỉnh sớm triển khai tuyến cao tốc Pleiku- Quy Nhơn, khai thông luồng hàng hóa từ cao nguyên Gia Lai tới cảng biển.
Hiện nay, hạ tầng giao thông giúp Gia Lai kết nối với các tỉnh, thành trong cả nước gồm có Cảng Hàng không Pleiku và 3 tuyến quốc lộ 14, 19 và 25. Trong đó, tuyến Quốc lộ 19 kết nối Thành phố Pleiku (Gia Lai) đi Thành phố Quy Nhơn (Bình Định) có vai trò quan trọng, với khoảng 10 triệu tấn hàng hoá lưu thông trên tuyến đường này mỗi năm. Tuy nhiên, Đèo An Khê trên quốc lộ 19 lại quanh co, hiểm trở, độ dốc cao chưa thuận tiện khi nhu cầu vận tải hàng hoá đang tăng nhanh.
Từ năm 2020, 3 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Bình Định đã làm tờ trình chung, đề xuất Thủ tướng xem xét triển khai làm cao tốc Pleiku -Quy Nhơn, chiều dài 160 km, với 4 làn xe, chạy song song với Quốc lộ 19 hiện hữu, kinh phí dự kiến 56.000 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách, vốn vay ODA và thu hút từ nhiều nguồn khác.
Đây sẽ là tuyến giao thông thuận lợi nhất để lưu chuyển hàng hóa giữa các tỉnh Bắc Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia với cảng biển quốc tế Quy Nhơn. Để sớm tận dụng được các cơ hội phát triển của Gia Lai, ông Hồ Văn Niên – Bí thư Tỉnh uỷ Gia Lai kiến nghị Trung ương, Chính phủ bố trí vốn đầu tư giai đoạn 2026 – 2030 hoặc giao các ban, bộ, ngành Trung ương giúp tỉnh Gia Lai tìm đối tác để sớm triển khai dự án trước năm 2030:
“Chúng tôi cũng trao đổi với các đồng chí ở Bình Định, 2 địa phương rất quyết tâm triển khai xây dựng đường cao tốc này. Nếu nói đường cao tốc trên địa bàn quốc gia, Tây Nguyên chưa có mét cao tốc nào. Đây là thiệt thòi lớn cho các tỉnh Tây Nguyên. Chúng tôi suy nghĩ rằng, nếu như hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông không được quan tâm đầu tư, nhất là đường cao tốc thì giữa Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung với các địa phương Duyên hải Miền trung, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và các tỉnh phía bắc sẽ có hạn chế nhất định” – ông Hồ Văn Niên nhấn mạnh.
Nguồn: VOV
Wouldn’t it be nice to be able to cash out immediately? Unfortunately, the games in a casino aren’t always online casinos paypal a matter of “feel.
📍 Buôn Ma Thuột, tháng 3/2025 – Ecohome Harmony là dự án nhà ở xã…
Bất Động Sản Đắk Lắk: 3 Loại Hình Sẽ "Bùng Nổ" Khi Sáp Nhập Tỉnh…
Cơ Hội Đầu Tư Tại Shophouse Ân Phú Buôn Ma Thuột Trong những năm gần đây,…
Phân Khu Premium Ocean Gate – Điểm Nhấn Với 386 Căn Nhà Phố Liền Kề…
Năm 2025 là năm bản lề cho một chu kỳ kỷ nguyên mới của thị…
Khu K2 Ninh Thuận nổi lên như một “mảnh đất vàng” hiếm có. Nằm bên…